Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được câu hỏi của Ông liên quan đến tiền lương. Về trường hợp này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Tại khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động quy định:
“Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.”
Căn cứ quy định nêu trên, người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.
Do đó, để đảm bảo bảo quyền lợi của mình, Ông có thể rà soát lại các nội dung về tiền lương khi giao kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động không thực hiện đúng các thỏa thuận đã giao kết về tiền lương, Ông có thể gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc doanh nghiệp nơi Ông làm việc để được giải quyết khiếu nại lần đầu, sau khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu Ông có thể gửi đơn khiếu nại gửi đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính để được giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27/02/2018 của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động hoặc Bà có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động theo quy định pháp luật.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Ông được biết./.
Ngày 21/01/2022, UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 21-1-2022 về việc triển khai thực hiện việc hỗ trợ các đối tượng khó khăn do dịch COVID-19 theo khoản 21 Điều 1 Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg. Tại Kế hoạch trên có nêu tiêu chí xác định đối tượng và điều kiện hỗ trợ cụ thể sau:
1.Về tiêu chí xác định đối tượng
Là hộ có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (hộ có thu nhập bình quân từ 2.500.000 đồng/người/tháng trở xuống đối với khu vực nông thôn và từ 3.000.000 đồng/người/tháng trở xuống đối với khu vực thành thị), bao gồm:
a) Hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm ngư nghiệp, làm muối không phải đăng ký hộ kinh doanh;
b) Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, gồmnhững cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau: buôn bán rong, buôn bán vặt, bán quà vặt, buôn chuyến; thực hiện các dịch vụ: đánh giày, sửa chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe,rửa xe, vẽ tranh,chụp ảnhcó hoặc không có địa điểm cố định.
2. Điều kiện hỗ trợ
a) Bị mất việc làm hoặc phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc do có địa điểm kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc phải áp dụng biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động theo Nghị quyết số 128/NQ-CP trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
b) Có hộ khẩu thường trú hoặc có sổ tạm trú dài hạn do cơ quan Công an cấp theo quy định, kể từ ngày 01/5/2021 trở về trước và chưa được hỗ trợ theo Kế hoạch số 135/KH-UBND và khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.
Đối với trường hợp trên, đề nghị bà đối chiếu với tiêu chí xác định đối tượng và điều kiện hỗ trợ theo Kế hoạch số 16/KH-UBND, đồng thời liên hệ với Phòng LĐTBXH quận nơi bà thường trú để được giải thích.
Trả lời: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được câu hỏi của Bà liên quan đến bảo hiểm xã hội. Về trường hợp này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Tại điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động:
“Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động”
Căn cứ quy định nêu trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, Bà có thể gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc doanh nghiệp nơi Bà làm việc để được giải quyết khiếu nại lần đầu, sau khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu Bà có thể gửi đơn khiếu nại gửi đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính để được giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27/02/2018 của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động hoặc Bà có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động theo quy định pháp luật.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Bà được biết./.
Liên quan nội dung này, Sở Lao động - TB&XH xin được trả lời như sau: Đại dịch COVID-19 trong những năm gần đây đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân nói chung và trẻ em nói riêng. Thời gian qua, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng các vụ việc xâm hại, bạo lực trẻ em đáng tiếc xảy ra đã được chia sẻ, trong đó có vụ việc xảy ra trong chính gia đình trẻ, nơi được xem là an toàn nhất đối với trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hành vi cha mẹ, người chăm sóc xâm hại, bạo lực trẻ, trong đó ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã dẫn đến áp lực đối với kinh tế gia đình, việc làm, áp lực vì kết quả học tập của con… đã làm cho cha mẹ, người chăm sóc có những cảm xúc tiêu cực hay những cơn nóng giận, dẫn đến những lời nói, hành động gây tổn hại cho trẻ. Để từng bước hạn chế và bảo vệ trẻ trước những nguy cơ bị bạo hành do chính người thân của trẻ gây ra; thời gian qua, thành phố thực hiện nhiều giải pháp; trong đó, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội, nhất là vai trò của gia đình trong việc bảo vệ trẻ em; phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em; thực hiện các chính sách trợ giúp (việc làm, dạy nghề, giảm nghèo, bảo trợ xã hội…) cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid. Thời gian đến, thành phố tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân, nhất là đối tượng yếu thế; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho toàn xã hội, nhất là các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ về kiến thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nhất là chăm sóc sức khỏe tâm thần; cách quản lý cảm xúc cá nhân để tránh gây bạo lực tinh thần, thể chất đối với con cái, nhận biết các dấu hiệu xâm hại hoặc bạo lực trẻ để can thiệp kịp thời;... Hiện nay, thành phố có mạng lưới dịch vụ bảo vệ trẻ ở cộng đồng và nhà trường (đội ngũ làm công tác trẻ em từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường, nhóm trẻ nòng cốt, các điểm tư vấn, tham vấn hỗ trợ trẻ và gia đình tại trường học, cộng đồng…); các tổ chức, đặc biệt là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Từ thiện và Bảo vệ quyền trẻ emtham gia bảo vệ trẻ em, ngăn chặn, ứng phó với các trường hợp xâm hại và bạo lực trẻ em ;Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 (hoạt động miễn phí 24/7) và Tổng đài 1022 của thành phố (liên thông với Tổng đài 111) hỗ trợ, tư vấn bảo vệ trẻ em. Do vậy, người dân và trẻ em hãy lên tiếng, thông tin, tố giác các hành vi xâm hại trẻ em, các vấn đề liên quan đến trẻ em và khi cần trợ giúp./.
Để biết thông tin cụ thể, Ông đến Phòng Tiếp dân của Văn phòng UBND thành phố (vào chiều thứ 4 hàng tuần, liên hệ số điện thoại 0236.3822022 có cán bộ hướng dẫn và giải thích (khi đi mang theo HĐLĐ, sổ BHXH, biên bản giám định y khoa và các giấy tờ có liên quan)./.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được câu hỏi của Bà liên quan đến tiền lương. Về trường hợp này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Tại khoản 1 Điều 101 Bộ luật Lao động quy định
“Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.”
Căn cứ quy định nêu trên, người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động và người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
Do đó, để đảm bảo bảo quyền lợi của mình, Bà có thể rà soát lại các nội dung về tiền lương khi giao kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động không thực hiện đúng các thỏa thuận đã giao kết về tiền lương, Bà có thể gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc doanh nghiệp nơi Bà làm việc để được giải quyết khiếu nại lần đầu, sau khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu Bà có thể gửi đơn khiếu nại gửi đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính để được giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27/02/2018 của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động hoặc Bà có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động theo quy định pháp luật.
Công an TP Đà Nẵng đã liên hệ trả lời trực tiếp cho công dân.
Trân trọng
Về nội dung câu hỏi của bà, Sở Nội vụ trả lời như sau:
Ngày 01/10/2021, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 3101/QĐ-UBND về việc Công bố bộ thủ tục hành chính lĩnh vực Nội vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận, huyện, UBND phường, xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; trong đó có thủ tục tiếp nhận giáo viên (từ các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND các quận, huyện khác trong địa bàn thành phố). Do đó, bà có thể truy cập trên Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố Đà Nẵng để biết thêm chi tiết hoặc liên hệ với Phòng Nội vụ QUẬN Thanh Khê để được hướng dẫn cụ thể.
Vậy, Sở Nội vụ trả lời để bà được biết./.
mua xe đào trả góp qua dịch vụ thuê tài chính từng thân thuộc với các khách hàng đang gây được sự chú ý hay mong muốn mua xe đào bây giờ. So với việc mua và thanh toán một lần 100% Ngân sách chi tiêu, vấn đề mua trả góp qua dịch vụ thuê tài chính không những giúp phục vụ nhanh, kịp thời ý định dùng của người tiêu dùng mà còn khắc phục tối ưu các vấn đề vốn đầu tư.
mua sắm xe đào trả góp qua dịch vụ thuê nguồn vốn
cộng ACB Leasing tìm hiểu thông báo chi tiết về những luận điểm liên quan tới vấn đề mua sắm xe đào trả góp qua dịch vụ thuê vốn đầu tư qua Post bài viết đc share dưới đây!
mua xe đào trả góp qua dịch vụ thuê nguồn vốn là hình thức mà người tiêu dùng chỉ cần thanh toán trước 1 phần giá của xe đào, phần còn lại sẽ bởi những tổ chức chẩn đoán thuê nguồn vốn cung cấp. Phần tiền mượn sẽ được nhị bên thỏa thuận, thống nhất theo quy định sao để cho phù hợp.
đối tượng thuê vốn đầu tư máy đào là những cá nhân và đơn vị mong muốn mua sắm xe, giải quyết được những điều kiện cấp nguồn vốn vay. Cụ thể, Ở ACB Leasing, thành phần người tiêu dùng thuê mua nguồn vốn xe đào gồm:
đối với hình thức mua sắm xe đào trả góp phổ biến thì theo Điều 3 của Thông tư số 43/2016/TT-NHNN đc phát hành vào ngày 30/12/2016 do nhà băng quốc gia nước ta, Khi mượn trả góp Tại những C.ty phỏng đoán thuê tài chính phỏng đoán mục đích tiêu dùng này, khách hàng Có thể mượn vốn mua máy móc dòng thiết bị đối với mức tối đa ko vượt quá 100.000.000 đồng (ngoại trừ tình huống quý khách hàng sử dụng chính dòng xe mua sắm trả góp làm cho tài sản bảo đảm kết luận khoản vay).
Hiểu một cách đơn giản là nếu khách hàng không tóm cố hay thế chấp hàng đầu cái xe đang mua trả góp của tôi thì chỉ Rất có thể mượn đc khoản tiền tối đa là 100.000.000 đồng - Báo cáo khá nhỏ tuổi đối với giá trị của một chiếc xe đào thế hệ.
Trong khi đấy, đối với chế độ mua xe đào trả góp qua dịch vụ thuê nguồn vốn - hình thức cung cấp nguồn đầu tư trung & dài hạn tương đối phổ biến, được ưa chuộng hiện thời, quý khách hàng Có thể mua xe với sự hỗ trợ Gia Công về sự việc cung cấp vốn mua sắm xe đào trả góp mà dường như không cần phải thêm bất kỳ khoản đảm bảo, thế chấp nào không giống bên ngoài chính của cải thuê vốn đầu tư.
vì vậy nhưng mà phỏng đoán thuê tài chính được coi là phương án sửa chữa thay thế Gia Công cho biết những cách thức cho biết vay tổ chức vừa và nhỏ tuổi mượn mua sắm xe trả góp. Giúp cho quý khách hàng không nên khỏi các ràng buộc về số tiền vay tối đa.
mua sắm xe đào trả góp qua dịch vụ thuê vốn đầu tư - phương án sửa chữa Gia Công phỏng đoán mua sắm xe trả góp phổ biến
tham khảo thêm:
trang chủ: https://acbleasing.com.vn/
bài viết: https://acbleasing.com.vn/cho-thue-tai-chinh/tai-san-cho-thue-tai-chinh/thue-tai-chinh-may-in
Thông qua cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng, Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng nhận được câu hỏi của ông Phạm Phú Quốc (địa chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh) liên quan đến vấn đề mua xe đào trả góp. Sau khi nghiên cứu, Sở Tài chính xin phản hồi như sau:
- “Câu hỏi” của ông Phạm Phú Quốc đăng tải trên cổng thông tin điện tử của thành phố Đà Nẵng có nội dung không rõ ràng,
bố cục lộn xộn, không nêu câu hỏi cụ thể về vấn đề gì (nhiều khả năng đây là nội dung Spam nhằm quảng cáo dịch vụ cho thuê tài chính của công ty ACB Leasing, đơn vị được nhắc đến nhiều lần trong phần nội dung “câu hỏi”), do vậy, Sở Tài chính không có cơ sở để trả lời.
- Sở Tài chính đã tiến hành liên hệ với ông Phạm Phú Quốc thông qua số điện thoại 0349086213 (trong phần thông tin kèm theo câu hỏi), người nhận điện thoại cho biết mình không phải là Phạm Phú Quốc, đồng thời không biết gì về nội dung câu hỏi nêu trên.
Từ những căn cứ nêu trên, Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng cho rằng nội dung câu hỏi của ông Phạm Phú Quốc là không rõ ràng, không có căn cứ để trả lời.
Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng kính báo cáo Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng và ông Phạm Phú Quốc được biết!
Qua nội dung phản ảnh, UBND phường An Khê chỉ đạo Công an phường kiểm tra theo dõi theo nội dung phản ảnh để xử lý theo quy định. Tuy nhiên từ khi nhận thông tin đến nay, qua theo dõi chưa phát hiện nội dung như phản ảnh. Vậy UBND phường phản hồi để BQT được biết và trả lời cho công dân. Trân trọng